Kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn năm 2021 là bao nhiêu?

Kích thước nhà vệ sinh đạt chuẩn là vấn đề quan trọng khi xây dựng công trình nhà ở. Nhà vệ sinh có diện tích hợp lý sẽ tạo một không gian hài hòa, cân đối cho tổng thể công trình. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý tới bạn một số tiêu chuẩn kích thước được cập nhật theo xu hướng mới nhất năm 2021.

3 lý do cần tính toán kích thước nhà vệ sinh phù hợp

Tại sao kích thước nhà vệ sinh đạt chuẩn lại quan trọng đến vậy? 3 lý do dưới đây sẽ giải đáp chi tiết tới bạn:

Kích thước nhà vệ sinh ảnh hưởng đến các thiết bị cần dùng

Ngày nay, nhà vệ sinh thường được xây kết hợp với phòng giặt, nhà tắm nên trang thiết bị có thể thay đổi khác nhau. Theo đó, diện tích phải vừa đủ để lắp đặt các thiết bị cần thiết hoặc bồn cầu không nên quá gần vòi tắm.

Lý do chọn kích thước nhà vệ sinh phù hợp
Nhà vệ sinh cần được bố trí các thiết bị đầy đủ

Đóng vai trò tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

Nhà vệ sinh cũng là một công trình đóng góp tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Ví dụ như nhà vệ sinh đặt cạnh phòng bếp thì diện tích hai khu vực này phải có tỷ lệ phù hợp, không thể phòng bếp quá rộng mà phòng vệ sinh quá nhỏ hoặc ngược lại.

Lý do chọn kích thước nhà vệ sinh phù hợp
Nhà tắm góp phần đem lại vẻ đẹp ngôi nhà

Nhà vệ sinh là nơi thư giãn của các thành viên gia đình

Ngày nay, nhà vệ sinh kết hợp với phòng tắm được sử dụng phổ biến nên khu vực này được xem là nơi thư giãn, xả stress sau một ngày làm việc căng thẳng. Vì vậy, không gian tại đây cần rộng rãi, thoải mái để tạo hưng phấn cho người dùng.

Lý do chọn kích thước nhà vệ sinh phù hợp
Nhà vệ sinh là nơi thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi

Diện tích nhà vệ sinh phổ biến

Dưới đây là một số diện tích nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn về diện tích cho bạn tham khảo:

Kích thước nhà vệ sinh tối thiểu

Diện tích nhà vệ sinh tối thiểu khoảng 2,5 m2 đến 3 m2 cho phép bạn có thể đặt những thiết bị tối thiểu như chậu rửa, lavabo, vòi tắm, bồn cầu. Với diện tích này, bạn có thể đặt trong phòng ngủ hoặc dưới chân cầu thang sẽ phù hợp hơn cả.

Kích thước nhà vệ sinh tối thiểu
Bản vẽ kích thước nhà vệ sinh tối thiểu

Diện tích nhà vệ sinh trung bình

Diện tích nhà vệ sinh trung bình rơi vào khoảng từ 4 m2 đến 6 m2 . Đây được coi là diện tích tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến cho các nhà vệ sinh. Ngoài những thiết bị cơ bản, bạn cũng có thể sử dụng thêm bồn tiểu cho nam, bồn tắm, tủ để đồ. 

Kích thước nhà vệ sinh trung bình
Bản vẽ kích thước nhà vệ sinh trung bình

Bạn cũng có thể bố trí thêm các loại kính cường lực độ dày từ 10mm đến 12mm. Theo đó, kích thước tiêu chuẩn của phòng tắm kính vào khoảng 1200mm x 900mm (hình chữ nhật) hoặc 900mm x 900 mm, 1000mm x 1000mm.

Diện tích, kích thước nhà vệ sinh cỡ lớn

Nhà vệ sinh có kích thước lớn sẽ có diện tích từ 10m2 đến 11m2 giúp tạo cảm giác thoải mái, không gò bó. Ngoài những thiết bị cơ bản, bạn có thể đặt máy xông hơi, máy sưởi, tủ đồ, máy giặt với nhiều thiết bị tiện nghi khác.

Bản vẽ kích thước các chi tiết trong nhà vệ sinh đạt chuẩn

Bên cạnh kích thước tổng thể, bạn cũng cần lưu ý kích thước của các chi tiết trong nhà vệ sinh. Theo đó, bạn cần đạt đủ khoảng cách giữa các thiết bị phù hợp để đảm bảo sự thoải mái, không quá gò bó. Dưới đây là bản vẽ chi tiết:

Bản vẽ kích thước các chi tiết trong nhà vệ sinh
Kích thước chuẩn các chi tiết trong nhà vệ sinh

Kích thước vật dụng trong nhà vệ sinh

Để đảm bảo tính hài hòa, cân đối cho không gian nhà vệ sinh, các chi tiết có trong đó phải đảm bảo kích thước như sau:

  • Cửa ra vào: 1.9m x 0.68m, 2.1 m x 0.82m, 2.3m x 1.02m (Cao x Rộng)
  • Gạch lát nền: 20cm x 20cm.
  • Gạch ốp tường: 20cm x 20cm hoặc 20cm x 30cm.
  • Chiều cao trần nhà vệ sinh: 2,2m.
  • Chiều cao từ sàn tới chậu rửa mặt: 82cm – 85cm.
  • Chiều cao của vòi sen khoảng 75cm – 80 cm
  • Chiều cao của bát sen khoảng 170m – 175 cm
  • Chiều cao của mắc áo khoảng 165m – 170 cm

Những lưu ý khi xây dựng nhà vệ sinh

Một số chú ý khi thiết kế và thi công nhà vệ sinh bao gồm:

  • Sử dụng cửa sổ thông gió hoặc lắp đặt hệ thống hút mùi.
  • Độ dốc đường ống cho nhà vệ sinh là từ 1% – 2 %.
  • Miệng thu nước được đặt thấp hơn sàn khoảng 10 mm.
  • Đầu tư chống thấm cho khu vực nhà vệ sinh.

Một số thiết bị thiết yếu trong nhà vệ sinh

Các thiết bị cần có trong nhà vệ sinh

Các thiết bị tối thiểu cần có trong nhà vệ sinh

Thiết bị trong nhà vệ sinh

  • Tay nắm có chốt.
  • Móc treo quần áo.
  • Bồn cầu
  • Hộp đựng hoặc móc treo giấy vệ sinh.
  • Thùng rác có nắp.
  • Bồn tiểu nam (với phòng vệ sinh nam)

Thiết bị nhà tắm

  • Vòi hoa sen, cụm vòi tắm.
  • Móc treo quần áo, khăn, các vật dụng khác.
  • Giá nhựa đựng sữa tắm, dầu gội
  • Gương

Thiết bị rửa tay

  • Bồn rửa mặt.
  • Gương soi
  • Khay đựng xà phòng rửa tay.
  • Móc đựng giấy lay tay, máy sấy tay.
  • Thùng đựng rác sinh hoạt có nắp.

Kích thước bể phốt và vị trí đặt bể phốt trong nhà vệ sinh

Bể phốt là thiết bị không thể thiếu đối với nhà vệ sinh đạt chuẩn. Nếu bạn nắm được kích thước và vị trí đặt bể phốt phù hợp sẽ tránh được các trình trạng tắc nghẽn, hư hỏng trong nhà vệ sinh. Dưới đây là bảng kích thước bể phốt đạt chuẩn:

 

Số người dùng

Chiều cao lớp nước (m)

Chiều rộng bể (m)

Chiều dài ngăn thứ nhất (m)

Chiều dài ngăn thứ hai (m)

Dung tích ướt (m3)

Dung tích đơn vị (m3/người)

5

1,2

0,8

2,1

1

3

0,6

10

1,2

0,8

2,6

1

3

0,34

20

1,4

1,2

3,1

1

6,8

0,34

50

1,6

1,8

4,5

1,4

17,1

0,34

 

Về vị trí, bạn nên đặt bể phốt ở cuối nhà và ở bên ngoài bởi đây là nơi chứa các chất thải và ô uế nên theo phong thủy nên đặt xa trung tâm nhà là tốt nhất. Ngoài ra, cũng theo phong thủy, bạn không nên đặt bên trên hoặc cạnh đường ống nước.

Chọn kích thước nhà vệ sinh đạt chuẩn đóng góp rất lớn cho tính thẩm mỹ của ngôi nhà và sự tiện lợi cho các thành viên trong gia đình. Vì vậy, bạn cần hết sức lưu ý vấn đề này khi thiết kế và thi công công trình phụ.