8 Cách khử clo trong nước máy tối ưu, tiết kiệm chi phí nhất

Đánh giá 5*

Để đảm bảo an toàn sức khỏe, hầu hết các gia đình hiện nay đều sử dụng nước máy để sinh hoạt. Tuy nhiên, một trong những vấn đề gây khó chịu khi sử dụng nước máy chính là mùi clo đôi khi quá nồng nặc, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn 8 cách khử clo trong nước máy hiệu quả, đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay.

Vì sao Clo được sử dụng trong nước máy?

Chlorine hay Clo là hoạt chất được sử dụng nhiều trong quá trình khử khuẩn, làm sạch nguồn nước nhờ vào khả năng oxy hóa mạnh. Khoa học đã chứng minh khả năng loại bỏ, diệt trừ hiệu quả các loại vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng gây hại trong nước. 

Chính vì thế, tại các nhà máy cung cấp nước sạch, nước máy, người ta ứng dụng Clo nồng độ 0.2 đến 2 ppm để diệt khuẩn cho nguồn nước. Trong quá trình sục khí Clo, các tạp chất, thành phần gây ô nhiễm nguồn nước sẽ tác dụng với Clo, giải phóng các gốc oxy hóa mạnh. Từ đó, giúp khử trùng, khử khuẩn cực kỳ hiệu quả.

Khử clo dư trong nước máy cực kỳ cần thiết

Hơn nữa, giá thành của hoạt chất này cũng rẻ. Do đó, đây là phương pháp xử lý nước sạch được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, hàm lượng Clo an toàn không được quá 300mg/l. Nếu không sẽ gây mùi khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cũng như gây ra một số tác hại đối với sức khỏe. Vậy nên tìm hiểu cách khử clo trong nước máy là điều cực kỳ cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình mình.

Hàm lượng Clo không đúng chuẩn sẽ gây lên tác dụng phụ nào?

Chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của Clo trong việc khử khuẩn, làm sạch nước. Tuy nhiên, khi Clo sử dụng trong nước vượt quá giới hạn cho phép, nếu sử dụng nguồn nước đó trong thời gian dài, sẽ gây ra không ít tác hại đối với sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Gây ra mùi khó chịu, mùi hắc, khiến nước có vị lạ, khó uống
  • Sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy, đau bụng, mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột.
  • Hàm lượng Clo trong nước quá cao sẽ làm tăng khả năng mắc các căn bệnh nguy hiểm như ung thư vú, gây hại cho hệ thần kinh.
  • Clo vượt quá hàm lượng không tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi, gia tăng tỷ lệ sẩy thai.
  • Gây các bệnh về da như khô da, nổi mẩn ngứa, viêm da, v.v.
  • Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, gây hại cho các động vật thủy sinh
  • Ăn mòn kim loại, giảm tuổi thọ của hệ thống dẫn nước

Lượng clo dư trong nước máy ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe

Vậy làm thế nào để loại bỏ lượng clo dư trong nước sinh hoạt? Hãy cùng tìm hiểu 8 cách khử clo trong nước máy dưới đây.

Các cách khử Clo trong nước máy hiệu quả, đơn giản

Sử dụng hóa chất để khử Clo dư trong nước máy

Chúng ta có thể khử lượng Clo dư trong nước bằng cách sử dụng các hóa chất chứa muối sulfite, metabisulfites hoặc bisulfites. Phản ứng của Clo với những hóa chất này sẽ giúp khử Clo nhưng đồng thời cũng làm tăng lượng ion sulfate hay natri. Do đó, nước sẽ có vị mặn và nhờn. Vậy nên, phương pháp này chỉ nên sử dụng để khử clo dư trong nước ở bể nuôi cá. Không phù hợp cho nguồn nước sinh hoạt.

Cách khử clo dư bằng hóa chất

Dùng Vitamin C để khử Clo trong nước máy

Sử dụng Vitamin C cũng là một trong những cách khử Clo trong nước máy hiệu quả. Tuy nhiên, cách này chỉ sử dụng với lượng nước nhỏ, chỉ mang tính tạm thời. Hơn nữa, dùng quá nhiều vitamin C sẽ khiến độ cân bằng pH trong nước bị ảnh hưởng, gây ra các vấn đề về sức khỏe. Nếu áp dụng cách này, bạn hãy hòa tan vitamin C vào nước máy với liều lượng 500mg/m3 nước máy.

Khử Clo dư trong nước máy bằng cách đun sôi nước

Đây là phương pháp vật lý, tận dụng quá trình bay hơi của nước. Cách đun sôi nước cũng đã được áp dụng từ rất lâu. Tuy nhiên, nếu xét về mức độ hiệu quả, phương pháp này không loại bỏ đực hóa toàn các độc tố có trong nước cũng như nguồn nước sau khi đun sôi rất dễ bị nhiễm khuẩn.

Khử clo trong nước máy bằng phương pháp đun sôi

Cách bay hơi thoát khí khử Clo trong nước

Khá giống với phương pháp ở trên, cách này cũng tận dụng khả năng bay hơi của Clo ở nhiệt độ phòng. Rất đơn giản, bạn chỉ cần từ từ đổ nước vào dụng cụ chứa nước. Trong quá trình đó, Clo trong nước sẽ bay hơi tự nhiên, thoát ra khỏi mặt nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần tăng càng nhiều diện tích tiếp xúc của nước với không khí để khiến cho quá trình bay hơi tự nhiên của Clo diễn ra nhanh hơn.

Phương pháp sục khí Ozone khử Clo trong nước máy

Cách khử Clo trong nước máy bằng phương pháp sục khí Ozone đem lại hiệu quả khá cao. Phương pháp này vừa giúp khử mùi vừa khử khuẩn trong nước rất tốt. Phản ứng giữa Clo và Ozone sẽ sản sinh các gốc oxy hóa tự do, đẩy Clo thoát ra ngoài. Thế nhưng, mức chi phí cho phương pháp này cũng không hề nhỏ. Đồng thời để phát huy tác dụng hieuj quả, chúng ta cần sử dụng máy ozone với công suất 1g/giờ.

Sử dụng tia cực tím khử Clo dư trong nước máy

Ở các quốc gia phát triển, người ta thường ứng dụng tia cực tím để khử Clo trong nước máy. Với bước sóng 245 đến 365 nm, tia cực tím có khả năng loại bỏ lượng clo dư trong nước cũng như các độc tố nguy hiểm như Chloramines. Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này để khử Clo trong nước máy.

Cách khử Clo với than hoạt tính

Cách khử clo trong nước máy băng than hoạt tính

Than hoạt tính là nguyên liệu được ứng dụng nhiều trong việc loại bỏ, lắng lọc các tạp chất, cặn bẩn, khử mùi hôi trong nước. Đồng thời nó cũng có khả năng hấp thụ Clo, độc tố Chloramines, SO2 hay Nox,… 

Nguồn nước sạch, đạt chuẩn sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Vì thế, xử lý lượng Clo dư trong nước là công việc cần làm. Với 8 cách khử Clo trong nước máy mà chúng tôi đã nêu ra ở trên đây, mong rằng đã giúp cho bạn có được những kiến thức hữu ích cho cuộc sống.