Cấu tạo bồn cầu và nguyên lý hoạt động – [Chi tiết nhất]

Đánh giá 5*

Bạn muốn tìm hiểu về cấu tạo bồn cầu và nguyên lý hoạt động ra sao để biết cách sử dụng đúng. Cùng tìm hiểu chi tiết về cấu tạo bồn cầu trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Cấu tạo bồn cầu 

cấu tạo bồn cầu

Nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ thấy thị trường có rất nhiều loại bồn cầu khác nhau. Từ những loại bồn cầu truyền thống đến những loại hiện đại không cần chạm tay, sưởi ấm, tự động chống bẩn, tự động xả nước,…

Nhưng xét về cấu tạo bồn cầu thì có 2 loại chính đó là bồn cầu dạng bệt và bồn cầu dạng xổm. Cả 2 đều có cấu tạo chung gồm các thành phần, bao gồm: nguồn cấp nước, hệ thống xả chất thải và bồn cầu (bệt hoặc xổm).

2. Cấu tạo bồn cầu dạng bệt

Bồn cầu dạng bệt có 2 loại: loại 1 khối và loại 2 khối. Loại 1 khối là két nước và thân bồn cầu sẽ gắn liền với nhau, còn loại 2 khối thì chúng sẽ tách biệt hẳn nhau. 

2.1. Cấu tạo

Cấu tạo bồn cầu dạng bệt gồm các thành phần chính là: két chứa nước, thân bồn cầu (bệ ngồi), vòi xịt, nắp đậy bồn cầu. Cùng tìm hiểu chi tiết về từng bộ phận nhé:

a. Két chứa nước

Là nơi nhận nước từ nguồn để xả và cuốn trôi chất thải. Két chứa nước gồm 9 bộ phận nhỏ bên trong: ống nạp, phao điều chỉnh, lẫy gạt (tay gạt hoặc nút bấm), vỏ két nước, van xả nước, đường chống trào nước, van bơm nước, nút nhấn xả, đường nước chảy từ két xuống bồn cầu. 

Cấu tạo két nước bồn cầu bệt

b. Thân bồn cầu

Là vị trí bạn ngồi để đi vệ sinh, chất thải được chứa trong phần thân rồi bị xả bởi nước của két nước. Thân bồn cầu dạng bệt có 7 chi tiết: đường thoát chất thải xuống bể phốt, đập ngăn nước, đường đi của chất thải, phần chứa nước, lượng nước giữ lại ngăn mùi hôi, đường nước đi từ két nước xuống, khung bồn cầu. 

Cấu tạo thân bồn cầu bệt

c. Nắp đậy bồn cầu

Nắp có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn phát tán từ bên trong bồn cầu đi ra ngoài không gian nhà vệ sinh và các khu vực khác. Kể từ vị trí của bệ ngồi, vi khuẩn có thể bay trong không gian lên đến 25cm. Để đảm bảo vệ sinh thì khi xả nước, bạn hãy đậy nắp bồn cầu lại.

d. Vòi xịt bồn cầu

Công dụng của vòi xịt là để làm sạch sau khi đi vệ sinh xong. Ngoài ra, nó còn có thể được dùng để làm sạch bồn cầu, sàn nhà. Sử dụng vòi xịt bằng cách dùng tay bấm vào nút ở trên đầu để điều khiển dòng chảy. Vòi xịt gồm 4 phần nhỏ bao gồm: đầu của vòi, dây của vòi, gác để cài và gioăng bằng cao su.

Vòi xịt

2.2. Nguyên lý hoạt động

Khi giật nước bằng tay gạt hoặc nút xả, nước sẽ chảy từ két nước xuống với một lực khá mạnh, tạo thành một áp lực đẩy chất thải từ thân bồn cầu xuống bể phốt. 

3. Cấu tạo bồn cầu dạng xổm

Cấu tạo bồn cầu dạng xổm đơn giản hơn dạng bệt. Nó chỉ có 2 thành phần chính là thân bồn cầu (bệ ngồi) và bộ xả nước.

a. Bộ xả nước

Được gắn trực tiếp phía trên bồn cầu. Tuy nhiên, chỉ có dạng bồn cầu dạng xổm kiểu mới có có phần xả nước này. Với những dạng cũ thì người dùng sẽ lấy nước từ bên ngoài bằng xô, chậu rồi xả trực tiếp xuống bồn cầu. 

Cấu tạo bồn cầu xổm

b. Thân bồn cầu

Là nói bạn đi vệ sinh và chứa chất thải. Thân bồn cầu bao gồm 1 lỗ để chất thải đi xuống bể phốt, đường đi của chất thải, đập ngăn nước, nước được giữ lại để ngăn mùi hôi trào ngược từ dưới lên. 

Bồn cầu dạng xổm có thể lắp riêng vòi xịt bên ngoài nếu muốn. Bồn cầu dạng xổm tuy không đẹp như dạng bệt nhưng nó lại có kích thước nhỏ gọn, dễ lắp đặt, giá thành phải chăng, đặc biệt là giúp người dùng có tư thế đi vệ sinh tốt cho sức khỏe.  

4. Ưu nhược điểm của bồn cầu dạng bệt và dạng xổm

 

Bồn cầu dạng bệt

Bồn cầu dạng xổm

Ưu điểm

+ Không bị tê chân khi đi vệ sinh.

+ Mẫu mã đẹp.

+ Tốt cho đại tràng, tốt cho hệ bài tiết và sức khỏe.

+ Giúp da tránh tiếp xúc trực tiếp với thành bồn cầu, tránh được 1 số bệnh về da liễu.

+ Thiết kế đơn giản, dễ lắp đặt, dễ vệ sinh. 

Nhược điểm

+ Dễ gây các bệnh về đại tràng, xương chậu, đặc biệt là gây đọng máu tại khoang chậu, thời gian dài có thể gây ra bệnh trĩ. 

+ Dễ bị tê nhức chân, ngoài ra còn có thể gây chóng mặt.

Ưu điểm bồn cầu xổm

5. Lưu ý khi sử dụng các dạng bồn cầu

Để đảm bảo sức khỏe của bản thân và tăng tuổi thọ cho bồn cầu thì bạn nên lưu ý một số điểu sau khi sử dụng:

+ Tránh cho các rác thải khó phân hủy như nilon, thức ăn thừa, dầu mỡ…. vào bồn cầu vì có thể gây ra tắc nghẽn đường ống, làm đầy bể phốt. 

+ Vệ sinh bồn cầu thường xuyên. Việc này tốn không quá nhiều thời gian nhưng lại giúp bồn cầu luôn đảm bảo vệ sinh, tránh được những loại vi khuẩn gây hại và mùi hôi khó chịu.

+ Chuẩn bị sẵn các thiết bị xử lý khi bồn cầu có sự cố. Trước khi liên hệ các dịch vụ thông tắc cống chuyên nghiệp, bạn có thể tự xử lý tại nhà với những sự cố nhỏ. Tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự cố trước khi xử lý để đạt hiệu quả triệt để nhé. 

+ Đi vệ sinh đúng cách, vừa an toàn cho sức khỏe, tinh thần của chính bạn, vừa giúp bồn cầu có tuổi thọ lâu dài hơn. 

Sử dụng bồn cầu đúng cách

Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về cấu tạo bồn cầu và nguyên lý hoạt động của nó. Dù đang sử dụng bồn cầu dạng xổm hay bệt thì hãy sử dụng nó một cách đúng đắn để đảm bảo sức khỏe của chính mình và gia đình nhé.